Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi…
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.
Mề gà, mật vịt
Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được.
Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn.
Quả dứa/trái thơm
Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Lưu ý: người bị loét bảo tử không nên thử, hoặc muốn thử nên ăn sáng trước.
Nước chanh
Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.
Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.
Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước tiểu mỗi ngày.
Lưu ý: người bị loét bảo tử không nên thử, hoặc muốn thử nên ăn sáng trước.
Phòng bệnh sỏi thận
Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
Theo Suckhoedoisong