Khác với các gian phòng khác, phòng khách là nơi các thành viên trong gia đình trò chuyện, vui chơi sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng. Làm sao để tạo ra những điểm nhấn nho nhỏ trong không gian chung và mọi người đều cảm thấy thoải mái, cởi mở bên nhau?
1. Phòng khách thiết kế thông với phòng ăn
Đây là phong cách thiết kế thường thấy ở nhiều gia đình. Không cần đến những bức tường cứng nhắc, việc nối thông các không gian sẽ giúp nhà của bạn rộng hơn, hợp với phong thủy và các thành viên cũng dễ kết nối với nhau hơn. Khi Mẹ làm bếp thì Bố phụ dọn dẹp bàn ăn, lũ trẻ chơi đùa, cùng thời gian đó mọi người vẫn có thể trò chuyện và vui vẻ cùng nhau.
2. Phòng ngập nắng, thoáng mát với thiết kê quây tròn
Phòng khách tràn ngập ánh nắng thiên nhiên
Nếu được thì bạn nên thiết kế phòng khách có nhiều cửa sổ, hướng ra vườn hoặc không gian có nhiều cây xanh. Việc đưa ánh sáng tự nhiên vào phòng sẽ giúp căn nhà của bạn sáng hơn. Mọi vật đều tươi mới hơn khiến tâm trạng của mọi người đều phấn chấn và thoải mái hơn rất nhiều.
Một chiếc bàn tròn trong không gian phòng khách ngoài ý nghĩa thẩm mỹ, nó còn giúp cho gia đình bạn thoải mái thư giãn khi quây quần mỗi dịp cuối tuần.
3. Không nên trưng bày quá nhiều đồ trong không gian phòng khách
Không nên trưng bày quá nhiều đồ trong phòng khách
Phòng khách thường tập trung nhiều người nên cần thiết phải tạo khoảng không để mọi người đều có thể tự do thoải mái khi di chuyển. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì việc để ít đồ cũng hạn chế khả năng có thể bị thương khi trẻ chạy nhảy vui chơi.
Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một chồng gối ôm mềm nhé!
4. Phòng khách không nhất định phải ở tầng một
Không nên cứng nhắc nghĩ rằng phòng khách nhất định phải ở tầng một, nếu không có điều kiện về diện tích, bạn có thể dùng tầng hai hoặc tầng áp mái để tạo nên không gian ý nghĩa này.
5. Nên trưng bày những bức ảnh gia đình, kỷ vật của gia đình
Không gian phòng khách sẽ ấm cúng hơn nếu bạn trang trí thêm những bức ảnh chung và những kỷ vật ý nghĩa đối với cả gia đình. Đó cũng là một cách để nhắc nhớ và tạo gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.