Cây đinh lăng không chỉ là thực phẩm ăn kèm trong gỏi cá mà còn có tác dụng chữa bệnh đau lưng hiệu quả.
Đau lưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: tư thế làm việc, ngủ nghỉ không đúng gây chèn ép cơ xương, do thời tiết thay đổi, do mang thai , tuổi tác…Trong một vài trường hợp đau lưng lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp…
Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị đau lưng vô cùng hiệu quả.
Cây đinh lăng có tác dụng trị đau lưng hiệu quả.
Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, cao khoảng 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa là nhiều tán mọc ở ngọn. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Người ta dùng cả thân, lá và rễ.
Rễ cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như “sâm nam” vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot. Dùng từ 20-30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.
Thân cành đinh lăng
Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Theo Phunutoday