Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.
Cây chuối hột có tên khoa học là Musra barjoo sieb, có nơi gọi là chuối chát
Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.
Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp nên thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng.
Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống.
Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.
Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.
Vị thuốc đa năng
Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc”, lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng.
Chữa sỏi thận
Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.
Một cách khác là dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa canh, uống liền 2-3 tháng.
Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.
Điều trị bệnh hắc lào.
Cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được.
Theo Suckhoegiadinh