Y học cổ truyền không có bệnh danh “đái tháo đường”; nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”.
Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ.
Điều trị không dùng thuốc
– Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh…
– Chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm…
– Thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà…
– Có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân…
Ảnh minh họa – Internet
Dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Dùng thuốc độc vị
– Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào ăn bằng dầu thực vật.
– Ô mai 15 g, hãm với nước sôi uống thay trà.
– Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống.
– Nấm mỡ lượng vừa đủ, nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.
– Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
– Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày.
– Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên.
– Ăn lê tươi hàng ngày.
– Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày.
– Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g.
– Vừng đen 100 g sắc uống hàng ngày.
– Uống nước ép vòi voi hoặc măng tre tươi hằng ngày.
– Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.
Dùng nhiều vị
– Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì).
– Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn.
– Bột hoài sơn 2 phần, bột ý dĩ 1 phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g với nước sôi ăn.
– Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày.
– Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống.
– Hoa đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.
– Vỏ bí xanh 15 g, vỏ dưa hấu 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống.
– Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g, cá làm sạch, bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.
– Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống.
– Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g, sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.
Theo Suckhoedoisong