Cổ tử cung hẹp, nước ối ít, mẹ nằm sai vị trí… là những nguyên nhân khiến ca sinh nở kéo dài hơn thông thường.
Ngôi sao nổi tiếng thế giới Gywneth Paltrow đã từng trải qua 40 giờ đau đẻ trước khi đến với ca sinh nở đón con chào đời hay Kate Winslet cũng đã mất cả ngày liền để chiến đấu với cơn đau trước khi bác sĩ quyết định chuyên sang phòng phẫu thuật đẻ mổ và trên thực tế có rất nhiều sản phụ phải đối mặt với những cơn đau đẻ kéo dài 2-3 ngày nhưng cuối cùng vẫn phải kết thúc thai kỳ bằng phương pháp sinh mổ… Chính vì những cơn đau đẻ dài này đã khiến chị em bầu bị ám ảnh nặng nề với chuyện đi đẻ.
Thông thường, một ca sinh nở chỉ kéo dài khoảng 8-12 giờ, đối với những mẹ sinh con lần 2, lần 3 còn nhanh hơn. Vì vậy nếu đau đẻ cả 1 ngày thì thực sự là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ. Dù vậy, những trường hợp này không phải là hiếm. Theo các chuyên gia khoa sản, có rất nhiều nguyên nhân khiến ca sinh nở kéo dài chứ không phải là do cơ địa mẹ bầu. Các mẹ bầu cần nắm được những thông tin này để biết cách phòng tránh ca sinh nở bị kéo dài.
Các cơn co thắt yếu
Nếu cơn có thắt của mẹ yếu hoặc không thường xuyên sẽ khiến tôc độ sinh nở bị chậm và kéo dài. Trong trường hợp này, thông thường bác sĩ sẽ xem xét để tăng tốc độ đau đẻ bằng các loại thuốc kích thích sinh nở.
Cổ tử cung hẹp, nước ối ít, mẹ nằm sai vị trí… là những nguyên nhân khiến ca sinh nở kéo dài hơn thông thường. (ảnh minh họa)
Bàng quang nhiều nước tiểu
Khi bàng quang của mẹ chứa nhiều nước sẽ khiến những cơn co thắt không thể mạnh mẽ được. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyên sản phụ nên đi tiểu thường xuyên, thậm chí là dùng thuốc sổ để dạ dày bớt bị phình to, gây áp lực lên các bộ phận khác.
Mẹ nằm sai vị trí
Nếu mẹ tiếp tục nằm thẳng lưng trong suốt quá trình đau đẻ thì ca sinh nở sẽ diễn ra lâu hơn vì em bé khó di chuyển xuống vị trí sinh. Sản phụ nên đi bộ, ngồi xổm trên quả bóng sinh hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng cho vùng sàn chận để thai nhi di chuyển xuống dưới, dễ vào vị trí sinh nở.
Bé nằm ở vị trí trên cao
Đôi khi đầu của em bé chưa lọt hẳn xuống cổ tử cung mà ở trên cao (bụng bầu cao) khiến ca sinh nơ diễn ra chậm và kéo dài. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường phải dùng đến các động tác nghiệp vụ để đẩy em bé xuống phía dưới, để dễ dàng chào đời.
Đôi khi đầu của em bé chưa lọt hẳn xuống cổ tử cung mà ở trên cao (bụng bầu cao) khiến ca sinh nơ diễn ra chậm và kéo dài. (ảnh minh họa)
Cổ tử cung hẹp
Cổ tử cung hẹp cũng là nguyên nhân khiến ca sinh nở diễn ra dài hơn. Khi cổ tử cung hẹp sẽ khiến em bé khó có thể lọt xuống dưới và chào đời. Trong trường hợp này, có thể các bác sĩ sẽ xem xét để sản phụ được đẻ mổ.
Nước ối ít
Khi nước ối có lượng vừa đủ sẽ khiến những cơn co thắt nhanh, mạnh và thai nhi cũng dễ đi vào vị trí sinh nở. Tuy nhiên, nếu sau 3-4 giờ đau đẻ mà nước ối không vỡ thì ca sinh nở cũng bị chậm lại. Lúc này bác sĩ thường can thiệp bằng cách bấm ối để thúc đẩy sinh nở.
Thai nhi thay đổi vị trí
Trường hợp này hiếm nhưng nó cũng có thể xảy ra đó là trong quá trình đau đẻ, thai nhi sẽ xoay chuyển vị trí khiến đầu bé quay hẳn lên trên. Ở vị trí ngược này em bé sẽ rất khó chào đời và thường can thiệp bằng cách sinh mổ.
Áp dụng phương pháp gây tê màng cứng
Gây tê màng cứng là phương pháp giúp mẹ bớt đau khi sinh nở mà nhiều mẹ hiện đại áp dụng, tuy nhiên tác dụng phụ của phương pháp này là có thể sẽ khiến quá trình chuyển dạ diễn ra chậm hơn.
Theo Eva